Bệnh nhiễm trùng đường tiểu: nguyên nhân, dấu hiệu & cách chữa trị

Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần là những triệu chứng khó chịu mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Vậy bệnh nhiễm trùng đường tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được trình bày trong bài viết sau đây!

BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU LÀ GÌ?

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu còn gọi là viêm đường tiết niệu, đây là một bệnh lý xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc vi khuẩn di chuyển từ hậu môn, ruột già,…lên niệu đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm lây lan tại hệ tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng số lượng bệnh nhân mắc bệnh thường tập trung ở những người trong độ tuổi sinh sản hoặc người có tuổi.

Một khi các tác nhân gây hại xâm nhập được vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng gây ra viêm nhiễm tại hệ tiết niệu bao gồm: hai thận, hai niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu) và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng lưu trữ, bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Escherichia coli (E. coli) được xác định là thủ phạm chính gây ra trên 80% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn.Chúng thường sống trong đại tràng và có thể di chuyển từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục vào lỗ niệu đạo. Ngoài ra, các loại khuẩn như: Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Proteus,… cũng góp phần gây ra khoảng 15% số ca mắc bệnh. Các tác nhân gây bệnh này thường rất dễ lây lan qua:

– Vệ sinh kém, sai cách tại vùng kín, quan hệ tình dục không lành mạnh, kích ứng với các loại hóa chất vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, thủ dâm nhiều, thô bạo,…những cặn bẩn tích tụ, các vết trầy xước tại vùng kín là con đường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công sâu hơn vào hệ bài tiết của con người.

- Ngoài ra, việc quan hệ tình dục với những đối tượng mắc bệnh xã hội khiến nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm như lậu, sùi mào gà,…tăng cao.

– Do mắc các bệnh lý như: sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đại bất thường, bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch bị suy giảm,…

Thông thường theo cơ chế tự nhiên của hệ tiết niệu, nước tiểu sẽ được tống ra ngoài cơ thể cũng là một cách tự nhiên cơ thể loại bỏ phần lớn các loại khuẩn có hại gây viêm nhiễm tại đây. Tuy nhiên, đối với những người mắc các bệnh lý kể trên thì nước tiểu không được đào thải ra ngoài  hoàn toàn mà có tình trạng ứ đọng trong niệu đạo làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

– Những trường hợp dị tật ở đường tiết niệu hoặc đặt ống thông tiểu không được vệ sinh đúng cách, xạ trị ở khu vực xương chậu,… cũng là con đường giúp vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm tại hệ tiết niệu của người bệnh.

DẤU HIỆU BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

Các loại khuẩn gây viêm nhiễm thông thường sẽ không biểu hiện ngay thành các triệu chứng lâm sàng, chúng sẽ có thời gian ủ bệnh với những triệu chứng tăng dần khiến người bệnh chủ quan. Ban đầu là cảm giác buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu. Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu. Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng viêm đường tiết niệu khác nhau sẽ xuất hiện:

– Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng.

– Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thấy đau tức (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu, tiểu buốt và ra máu;

– Nếu niệu đạo bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đi tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

Những người bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình dục. Bệnh không được điều trị kịp thời hoặc sai cách sẽ khiến bệnh tái phát lại nhiều lần khiến bạn bị nhiễm trùng máu thường do vi khuẩn Gram(-) với nguy cơ choáng nhiễm trùng, hoại tử ống thận, bệnh thận kẻ; Hoại tử nhú thận, abces thận, thận ứ mủ, viêm quanh thận; Viêm thận – bể thận mạn do xơ hóa vỏ thận, viêm kẽ thận mạn, xơ teo ống thận, trào ngược bàng quang – niệu quản,…

tư vấn

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

- Biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến bàng quang, thận gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu. Nếu bệnh để lâu không được điều trị kịp thời thời ảnh hưởng đến cơ quan dinh dục có thể dẫn tới vô sinh.

- Viêm bể thận cấp: bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể tăng nguy cơ viêm bể thận, viêm bàng quang,… do vi khuẩn lây nhiễm ngược dòng, nếu để lâu, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

- Áp xe thận: Lâu dần, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng thận, tình trạng kéo dài gây hoại tử thận.

- Nhiễm trùng huyết: Khi bị nhiễm trùng huyết, người bệnh có dấu hiệu suy giảm lượng nước tiểu, tâm sinh lý thay đổi, khó thở.

- Suy thận cấp: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Do thận là cơ quan quan trọng có chức năng lọc các chất độc trong máu nên khi thận bị suy cấp có thể gây tắc mạch phổi, tai biến mạch máu não,…

- Đối với phụ nữ mang thai, nhiễm trùng đường tiểu có thể gây sinh non, sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,…

Vì vậy người bệnh không nên chủ quan khi có những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu, hãy đến ngay các trung tâm y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

CÁCH CHỮA BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU HIỆU QUẢ

Hiện nay có khá nhiều cách chữa bệnh nhiễm trùng đường tiểu khác nhau. Một số người áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu bằng phương pháp nội khoa

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh là giải pháp thông dụng và hiệu quả trong chữa trị. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, người bệnh có thể nhận thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại, nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, bạn thường được chỉ định kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh, người bệnh lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến mất trước khi vi khuẩn gây bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.

Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu bằng phương pháp ngoại khoa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có thể nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Ví dụ như nếu bệnh viêm niệu đạo là nguyên nhân, việc điều trị cần phải tập trung giảm đau, tiêu viêm ở niệu đạo.

1. Phương pháp CRS

Các bệnh nhân tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh viêm bàng quang gây nên thường được điều trị bằng Hệ thống quang dẫn CRS. Phương pháp này sử dụng sóng ánh sáng có cường độ gấp 11 lần so với thông thường để thẩm thấu vào những chỗ viêm nhiễm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Sau đó, bác sĩ có thể khôi phục vùng tổn thương bằng cách sử dụng thuốc nội khoa chuyên sâu. Phương pháp không tốn thời gian mà hiệu quả lại cao, không gây tái phát.

2. Phương pháp GPH châu Âu

Một trong những phương pháp điều trị đái rắt do bệnh viêm niệu đạo gây ra là kỹ thuật GPH Châu Âu. Phương pháp sử dụng thuốc mang yếu tố sinh vật có nồng độ ion cao để tác động gián tiếp vào vi khuẩn, ổ bệnh. Không cần can thiệp xâm lấn mà vẫn có thể điều trị viêm nhiễm, giảm đau bằng thuốc. Kỹ thuật này vô cùng an toàn, có thể hiệu quả từ sâu bên trong, khiến vi khuẩn không có chỗ ẩn nấp mà bị tiêu diệt. Bệnh nhân rất ưa chuộng phương pháp điều trị này.

3. Phương pháp phân hình tuyến tiền liệt

Đối với tình trạng đái buốt, đái rắt do bệnh viêm tuyến tiền liệt thì bệnh nhân được sử dụng kỹ thuật xanh theo tiêu chuẩn của WHO. Sử dụng điện trường xâm lấn tối thiểu để chữa trị vùng viêm nhiễm. Phương pháp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng, không ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh, không biến chứng nguy hiểm,….

Bác sĩ có thể tiểu phẫu can thiệp ngoại khoa trong trường hợp tổn thương quá lớn. Người bệnh cần trao đổi với các chuyên khoa kỹ càng trước khi tiến hành thực hiện điều trị bằng phương pháp này.

Hiện nay, phòng khám Thủ Đô là một trong những phòng khám đang áp dụng thành công những phương pháp nêu trên trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nếu như bạn còn đang phân vân không biết tới đâu để điều trị bệnh thì có thể tham khảo phòng khám này.

Phòng khám là một trong số ít các cơ sở y khoa tư nhân được Bộ y tế tin tưởng và cấp giấy phép hoạt động nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng hoạt động cũng như chi phí khám và chữa bệnh tại đây. Phòng khám luôn nỗ lực hoàn thiện hơn để đem đến một môi trường khám và chữa bệnh hiện đại, hiệu quả và đầy đủ tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của bệnh nhân như:

-          Hệ thống trang thiết bị hiện đại.

-          Đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.

-          Phương pháp phân hình tuyến tiền liệt điều trị bệnh tân tiến.

-          Môi trường làm việc chuyên nghiệp.

-          Chế độ bảo mật thông tin cao.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm trùng đường tiểu: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách điều trị. Nếu còn những băn khoăn lo lắng, các bạn có thể liên hệ qua số hotline 0866474065 hoặc nhấn vào ô KHUNG CHAT để được các chuyên gia tư vấn miễn phí 24/24.

tư vấn